Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ



Sáng nay, Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ  tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Tổ Trần Nhân Tông, vị vua đời Trần bỏ ngai vàng lên núi Yên Tử tu thành đạo, khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thượng tọa trú trì Thiền Viện là chỗ thân thiết từ lâu. Thiền Viện ban đầu được giao khu đất thuộc núi Đá Chồng khoảng bốn mẫu để xây dựng. Nói là giao đất nhưng đây là một khu đồi đá và xương rồng cùng những mồ mả chôn cất từ bao đời nay. Trên đồi là khu miếu thờ Khổng Tử  được xây dựng từ đầu thập kỷ 1970 nhưng bỏ hoang từ sau giải phóng. Đứng trên đồi nhìn xuống thì phong cảnh tuyệt đẹp. Trước mặt là bờ biển Ninh Chữ với hàng dương lâu năm tỏa bóng. Xa xa về phía bắc là một dãy núi kéo dài ra tận biển với hòn đá mặt quỷ trên đỉnh núi. Dưới chân dãy núi là  quê hương của nguyên tổng thống NVT. Sau dãy núi Đá Chồng này là hòn đá “dao” với truyền thuyết là để khống chế cái mặt quỷ trên núi không cho quỷ lộng hành. Tháng tư năm 1975, ngày TT Thiệu ra đi thì bỗng nhiên hòn đá “dao’ kia cũng không biết lý do gì đã ngã dài theo triền núi, không còn dựng đứng như trước nữa.
Đó là chuyện cách đây đã gần bốn mươi năm. Cũng tại nơi này hơn bốn chục năm trước, một ông thầy giáo trẻ vừa ra trường về nhận việc tại ngôi trường mà trước đây TT Thiệu đã học từ lớp năm đến lớp ba đồng ấu. Ngôi trường đó giờ cũng đã biến mất, thay vào đó là dãy cửa hàng buôn bán xe gắn máy, quán ăn….mọi dấu vết của ngôi trường đều đã bị xóa sạch. Kỉ niệm một thời chỉ còn trong ký ức ông giáo làng qua một số học trò cũ trong làng, gặp thầy vẫn thân thương  mời gọi dù đã cháu chắt đùm đề. 

Chánh điện-Nhà Tổ và Tăng viện

                                                      Tổ Đạt Ma và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử
Thời đó, đứng trên đỉnh núi nhìn xuống là cây cối xanh mát, nhà cửa lô nhô xen kẻ giữa một vùng ruộng muối trắng xóa dưới ánh mặt trời. Sát bờ biển, núp bóng dưới hàng dương cao vút là ngôi nhà mát bằng gỗ bình dị của TT Thiệu  chỉ rộn ràng vài tháng một lần. Còn lại là một không gian bình yên, lặng lẽ của một vùng quê thanh bình.
Có lẽ cái duyên với chùa chiền cũng được khơi dậy, kết nối với quá khứ xa xưa  từ những chiều sau buổi dạy, sánh vai cùng với một cô giáo cùng khóa  lang thang  dưới bóng dừa xanh mát  của con đường vào ngôi chùa Trùng Khánh cổ kính. Nơi đây cũng là nơi tu học của hai chú tiểu học trò tóc còn để chỏm. Thầy trụ trì là Chánh Đại diện của Giáo Hội PG trước GP, hiền từ, đạo hạnh. Không gian chùa yên tĩnh, những buổi nói chuyện đạo với thầy  đem lại cho  người nghe sự thanh thản , an bình.
Trên sườn núi còn có một ngôi chùa khác, nơi đây cũng có một cô bé học trò xuất gia xuống học, đến nay chùa  đã hoang phế, cô học trò….sau này đi dạy Mẫu giáo và đã ra đời, lấy chồng nhưng chùa vẫn là tài sản của cô nay vừa hiến cúng lại cho Thiền viện. Tên chùa là Trùng Quang, tiểu ni học trò có đạo hiệu là Thích Nữ Diệu Linh, tên trong lớp là Võ Thị Liên Hoàn, hiền ngoan, học giỏi, tiếc là không đủ duyên để đi tiếp đến cuối đường tu học.
Trên sườn núi còn có một ngôi chùa khác, nơi đây cũng có một cô bé học trò xuất gia xuống học, đến nay chùa  đã hoang phế, cô học trò….sau này đi dạy Mẫu giáo và đã ra đời, lấy chồng nhưng chùa vẫn là tài sản của cô nay vừa hiến cúng lại cho Thiền viện. Tên chùa là Trùng Quang, tiểu ni học trò có đạo hiệu là Thích Nữ Diệu Linh, tên trong lớp là Võ Thị Liên Hoàn, hiền ngoan, học giỏi, tiếc là không đủ duyên để đi tiếp đến cuối đường tu học.
  Cao hơn nữa, trên đỉnh núi, leo lên ba trăm bậc cấp là chùa Trùng Sơn. Hòa Thượng trụ trì chùa này cũng là thân phụ của một giáo viên cùng trường, xuất gia khi con cái đã thành đạt. Đến nay, Trùng Sơn đã được tu sửa khang trang, rộng rãi, sư trụ trì đã viên tịch. Kế tục sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của người là một tu sĩ mới tốt nghiệp tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ về, hoá ra cũng là một học trò cũ lâu nay mất dấu. HT trụ trì cũng khéo chọn người vì hiếm có một “tu sĩ tiến sĩ” Ấn Độ lại khăn gói về nối nghiệp thầy tại nơi hoang vắng này.
 Bốn mươi ba năm lạc bước đến đây, giờ chợt nhận ra một điều: mọi cái vẫn còn đó cho dù không còn nguyên vẹn như xưa. Núi, đồi, hàng dương, ruộng muối, những ngôi chùa…và cả cái tên Núi Đá Chồng vẫn là những chứng nhân của một thời đã qua.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Hai người quét rác


Vào sáng Chủ  Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:
“Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”
Chinh vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:
-Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
        Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:
-Ông nói gì?
-Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!
            Mặt chàng thanh niên đỏ gay:
-Bộ đường phố này của ông hả?
            Người đàn ông trả lời ngay:
-Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi.  Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!
            Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:
-Không nhặt thì sao?
            Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

            Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.
            Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:
-Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?
Sư hiền từ đáp:
-Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khácmà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.

            Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”  
Đào Văn Bình
(California 20 Tháng 9, 2013)

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Dấu chấm đen trên tờ giấy trắng



.  ...Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết
ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình ! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.
Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mảnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ, hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tĩnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.
Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, và một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên.   Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sau buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực.
   Sau thời kinh, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ.
  Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con? 
- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu ! 
- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên 
- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.  Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: 
- Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi: 
- Con có thấy gì không? 
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ: 
- Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ. 
Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè? 
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy
- Tôi khẳng định lại 
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên: 
- Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?   
...............
Tôi lặng im không nói được lời nào.   Thầy tiếp: Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của người khác, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng chỉ  chứa chấm đen nhỏ! Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả.Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó... (sưu tầm)




Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Chuyện tình



Một chuyện bình thường thôi nhưng đọc vẫn thấy cảm động cho một cuộc tình .. nếu là chuyện thật thì quá tuyệt!

Nếu có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em !

          Anh một chàng sinh viên nghèo. Làm vất vả để kiếm thêm tiền trang trải học phí. Em tiểu thư cành vàng lá ngọc con nhà giàu có khá giả, gia đình có tới mấy osin. Lần đầu tiên về quê đến cây tỏi tây và cây hành em cũng không phân biệt được.
          Anh gặp em lần đầu tiên trong ngày khai giảng. Em đứng đó vui cười với đám bạn, mải mê làm đổ cốc coca lên váy trắng. Ngượng ngùng anh đưa em áo khoác che vết loang. Giây phút ấy em mãi không quên anh.
          Bốn năm học đại học, em muốn giúp anh nhiều lắm, muốn cuộc sống anh đỡ vất vả vì phải vừa học vừa làm. Đưa tiền anh đâu có nhận, anh nói anh không làm được cho em thì thôi...
          Tốt nghiệp, đáng lẽ chia tay, chỉ là tình yêu thời đại học thôi mà. Nhưng em đã quyết định theo anh. Gia đình em phản đối quyết liệt, nhưng em vẫn chọn cho mình người đàn ông của cả cuộc đời.
          Nên vợ nên chồng, về quê sống trong căn nhà tồi tàn của anh. Rồi em mang thai, nhiều khi trái gió trở trời người đau ê ẩm. Anh thương em, đông cũng như hè đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ.
          Thế rồi trong một tai nạn xe, anh liệt đôi chân. Nằm một chỗ ở nhà, tất cả mọi việc đều trông cậy vào em. Bố mẹ em thương đến đón em về nhưng em từ chối. Chữa bệnh cho anh em bán hết mọi thứ trong nhà, cuối cùng cũng hết. Bố mẹ em thấy con khổ lại cho tiền.
          Cứ thế cuộc sống nghèo ở một vùng quê, em làm giáo viên, anh nằm nhà viết sách. Em đã trút bỏ hình ảnh lá ngọc cành vàng năm nào để trở thành người vợ đảm. Đi chợ mặc cả, quần áo bình thường, cân đo đong đếm còn tốt hơn những người phụ nữ khác.
           Bác sĩ bảo chồng bà không còn đi được nữa, nhưng em không tin, hàng ngày vẫn bóp chân cho anh , hi vọng một phép màu sẽ đến. Ngày ấy em nghe có một bác sĩ châm cứu giỏi. Em đèo xe 50km đưa anh đi châm cứu hai ngày một lần không kể ngày nắng ngày mưa ngày lạnh ngày nóng.
           Anh nhìn em khóc: Nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em nữa, em quá khổ vì anh.
           Một năm sau phép màu đến thật, chân anh hồi phục cũng là lúc anh nhận được giải thưởng quốc tế từ những cuốn sách anh viết. Không ai nghĩ sẽ có ngày hôm nay.
           Rồi họ mời sang Pháp thuyết trình ba năm, anh do dự, em nói: phải đi, cơ hội không đến hai lần.
           Nhìn lại quãng đời, em đâu còn trẻ đẹp như xưa...Chồng, con, vất vả, thân hình gầy gò ốm yếu. Pháp là đất nước của tình yêu, nhiều người nói anh đi sẽ không trở lại. Em chỉ mỉm cười đáp lại: em và anh đã trải qua bao nhiêu sóng gió, vì một việc thế này em ko sợ mất anh.
           Ba năm sau anh về, không báo trước, muốn dành cho em một sự bất ngờ. Nhưng vừa xuống xe anh đã thấy em đứng đó. Anh hỏi sao biết anh về mà ra đón, em trả lời: Em chờ ở đây mỗi ngày, chỉ cần là xe từ sân bay về là em không bỏ qua chuyến nào.
           Anh chỉ khóc mà nói: nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em, tình yêu của em làm anh đau lắm đau lắm, tình yêu của em quá nhiều khổ đau...
           Em đáp trả lời anh: tình yêu luôn luôn là khổ đau cay đắng. Tình yêu như một bông hoa sen, hoa sen đẹp nhưng nó có cái nhụy sen, hạt sen rất đắng. Nếu còn có kiếp sau, em sẽ vẫn muốn được yêu anh.
                                                ST.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Nhân ngày 20.10........

   
 
                                                              ( Denro )
            Sắp đến 20 - 10  ngày của chị em phụ nữ, chép mấy bài thơ hay viết về một nửa của thế giới để chúc các bà, các mẹ, các chị, các em và các bé gái có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa! Không có phụ nữ thì không có tình yêu. Thực sự như vậy. và cũng không có anh hùng như M.Gorki đã nói:
                   Không có mặt trời thì không có hoa nở.
                   Không có tình yêu thì không có hạnh phúc.
                   Không có phụ nữ thì không có tình yêu.
                   Không có người mẹ thì cả nhà thơ và anh hùng đều không có...
                   Mọi cái làm cho thế giới này tự hào đều do người mẹ làm ra cả...
        Người ta không thể sống thiếu tình yêu. Ngày phụ nữ Việt Nam  20 - 10 là ngày đáng được tôn vinh và cũng là ngày của yêu thương, để mọi người thể hiện tình yêu với bà, với mẹ, với vợ, với chị, em và con gái, các bạn phái nữ của mình.
     Và: Có gì đẹp trên đời hơn thế nữa
           Người với người sống để yêu nhau.
    Nói về phụ nữ, không thể không nhắc đến những bài thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ: " Mẹ của anh " là một ví dụ:
                   Phải đâu mẹ của riêng anh
                   Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
                   Mẹ tuy không đẻ không nuôi
                   Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong
                   Ngày xưa má mẹ cũng hồng
                   Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
                   Bây giờ tóc mẹ trắng phau
                   Để cho mái tóc trên đầu anh đen
                   Đâu con dốc nắng đường quen
                   Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
                   Thương anh thương cả bước chân
                   Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
                   Lời ru mẹ hát thuở nào
                   Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh
                   Nào là hoa bưởi hoa chanh
                   Nào câu quan họ mái đình cây đa
                   Xin đừng bắt chước câu ca
                   Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
                   Mẹ không ghét bỏ em đâu
                   Yêu anh em đã là dâu trong nhà
                   Em xin hát tiếp lời ca
                   Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn
                   Hát tình yêu của chúng mình
                   Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng
                   Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
                   Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ
                   Chắc chiu từ những ngày xưa
                   Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

     Trong một bài thơ khác, bài thơ "Bàn tay em" của Xuân Quỳnh cũng là một tình cảm nồng nàn đối với "nửa kia" của  mình. Lời tâm sự hết sức trìu mến và da diết thế càng cho ta thấy tình yêu của người phụ nữ đẹp đến nhường nào:
                        Gia tài em chỉ có bàn tay
                   Em trao tặng cho anh từ ngày ấy
                   Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
                   Quá khứ dài là mái tóc em đen
                   Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em
                   Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng
                   Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng
                   Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

                   Bàn tay em ngón chẳng thon dài
                   Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả
                   Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ
                   Hái rau rền rau rệu nấu canh
                   Tập vá may, tết tóc một mình
                   Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ

                   Đường tít tắp, không gian như bể
                   Anh chờ em cho em vịn bàn tay
                   Trong tay anh, tay của em đây
                   Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ
                   Trời mưa lạnh tay em khép cửa
                   Em phơi mền vá áo cho anh
                   Tay cắm hoa, tay để treo tranh
                   Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc
                   Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc
                   Tay em dừng trên vầng trán lo âu
                   Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
                   Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả
                   Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ
                   Lấy thời gian đan thành áo mong chờ
                   Lấy thời gian em viết những dòng thơ
                   Để thấy được chúng mình không cách trở...
                   Bàn tay em, gia tài bé nhỏ
                   Em trao anh cùng với cuộc đời em.
      Nhắc đến Xuân Quỳnh thì không thể không nhắc đến Lưu Quang Vũ - phu quân của nàng. Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã có những dòng tâm sự tha thiết với "nửa kia" của mình trong bài thơ: " Thư viết cho Quỳnh trên máy bay":
          Có phải vì mười lăm năm yêu anh
          Trái tim em đã mệt?
          Cô gái bướng bỉnh
          Cô gái hay cười ngày xưa
          Mẹ của các con anh
          Một tháng nay nằm viện

          Chiếc giường trắng, vách tường cũng trắng
          Một mình em với giấc ngủ chập chờn
          Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn
          Trái tim lỡ yêu người trai phiêu bạt
          Luôn mắc nợ những chuyến đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọn lửa không có thật
          Vẫn là gã trai nông nổi của em
          Người chồng đoảng của em
          15 mùa hè chói lọi, 15 mùa đông dài

          Người yêu ơi
          Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?
          Thôi đừng buồn nữa, đừng lo phiền
          Rồi em sẽ khoẻ lên
          Em phải khoẻ lên
          Bởi ta còn rất nhiều dặm đường phải đi
          Nhiều việc phải làm nhiều biển xa phải tới
          Mùa hè náo động dưới kia
          Tiếng ve trong vườn nắng
          Và sau đê sông Hồng nước lớn
          Đỏ phập phồng như một trái tim đau

          Từ nơi xa anh vội về với em
          Chiếc máy bay dọc sông Hồng
          Hà Nội sau những đám mây
          Anh dõi tìm: đâu giữa chấm xanh nào
          Có căn phòng bệnh viện nơi em ở?

          Trái tim anh trong ngực em rồi đó
          Hãy giữ gìn cho anh
          Đêm hãy mơ những giấc mơ lành
          Ngày yên tĩnh như anh luôn ở cạnh
          Ta chỉ mới bắt đầu những ngày đẹp nhất
          Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất
          Dành cho em, chưa kịp viết tặng em
          Tấm màn nhung đỏ thắm
          Mới bắt đầu kéo lên
          Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc
          Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát
          Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh...

     Trong bài thơ " Người đàn bà thứ hai" của nhà thơ Phan Thị Vĩnh Hà lại nói về tình yêu với một nỗi niềm tâm sự khác:
Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi !
Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lồng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con đuợc yêu thế đấy
Con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai...
Mẹ đừng buồn những chiều hôm, những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh.
Con chỉ là cơn gió mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi !
Anh ấy có thể sống với con suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay trong ngày mai, có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào, con chỉ là người thứ hai...
    Tản mạn một chút về những bài thơ hay về phụ nữ nhân ngày 20 - 10 còn nhiều, nhiều lắm...nhưng tải lên đây một vài bài thôi và cũng xin thay cho lời chúc tốt đẹp nhất dành tặng những người phụ nữ Việt Nam.  ( Sưu tầm trên net)

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tình bạn ngày xưa


Chuyện kể rằng vào đời nhà Tống ở Trung quốc có một đôi bạn thân, cả hai người đều học rộng, tài cao. Về phẩm hàm là quan nhất, nhị phẩm. Đó là nhà văn Vương An Thạch và nhà thơ Tô Đông Pha. Văn chương, thơ phú của cả hai người đều rất nổi tiếng, Vương An Thạch giữ chức Tể  tướng Còn Tô Đông Pha thì làm quan cai trị một vùng Hai người là bạn thân chơi với nhau từ lâu nhưng do mỗi người lại có năng khiếu và sở trường riêng, người này giỏi văn còn người kia thì lại giỏi về thơ, vậy cho nên Tô Đông Pha không  phục Vương An Thạch, coi bạn không giỏi bằng mình. 
Biết là bạn coi thường mình nhưng Vương An Thạch chỉ im lặng không nói gì cả. Có một lần Vương An Thạch chủ động mời Tô Đông Pha đến tư dinh Tể tướng của mình chơi để đàm đạo chuyện văn chương. Khi Tô Đông Pha đến, Vương An Thạch cố ý vắng mặt một cách tế nhị khi Tô Đông Pha bước vào thư phòng của ông. Vì không thấy chủ, lại thấy trên bàn có một bài thơ đã làm xong và một bài đang viết dở. Vì giỏi thơ, khi nhìn thấy có thơ là ông liếc mắt đọc ngay. Một bài có đôi câu như sau: 
          “ Minh nguyệt sơn đầu khiếu
           Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”. 
Tô Đông Pha nhíu mày, nhăn trán suy nghĩ: Minh nguyệt là ánh trăng sáng, mà khiếu là hót. Vậy thì ánh trăng sáng, sao mà lại hót được ở đầu núi nhỉ? Câu tiếp là Hoàng khuyển là con chó vàng thì làm sao lại ngọa (nằm) được ở trong tâm ( giữa) bông hoa?. Ông lắc đầu và tỏ rõ ý coi thường tác giả của bài thơ. Ông nghĩ “Vậy mà người ta cứ đồn là Vương An Thạch giỏi”? Nhân lúc vắng chủ nhà, và sẵn tiện có bút mực tại chỗ, ông sửa lại ngay hai câu thơ là : 
                  “ Minh nguyệt sơn đầu chiếu
                    Hoàng khuyển ngọa hoa âm” 
Có nghĩa là ánh trăng chiếu nơi đầu núi và con chó vàng nằm dưới bóng của bông hoa. Sửa xong hai câu thơ trên, Tô Đông Pha tỏ vẻ rất hài lòng và cho rằng khi đọc lại hai câu thơ này thì Vương An Thạch phải phục tài của mình lắm. Thơ phải sửa như thế mới đúng ngữ và nghĩa chứ ! 
Đọc tiếp bài văn thứ hai, thấy Vương An Thạch  tả cảnh mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi, hoa cúc rụng tơi tả. Tự liên hệ, ông thấy rất bực mình vì trên thực tế không bao giờ có chuyện hoa cúc lại rụng. Với hoa cúc, khi tàn héo nó vẫn cứ bám vào đài và thân hoa cho đến khi cây cúc chết. (Hoa cúc như vậy nên các đôi trai gái khi yêu thường lấy hoa làm biểu tượng để tặng cho nhau thể hiện sự chung thủy của mình). Ông cầm bút viết ngay vào bên cạnh bài văn để nói thẳng với tác giả rằng “Hoa cúc không bao giờ rụng cả”. 
Biết mình chức, tước và phẩm hàm còn dưới Vương An Thạch nên lúc ra về suy nghĩ lại, ông biết mình phạm thượng, vì Vương An Thạch là quan đầu triều, thế nào mình cũng sẽ bị trị tội, bị trả thù là cái chắc. 
Quả đúng như dự đoán, sau một thời gian ngắn Tô Đông Pha nhận được“ trát” điều đi nhậm chức tận vùng phương Bắc xa xôi như đi “đày”. Tô Đông Pha hối hận và nhận ra hậu quả việc làm bồng bột của mình! Còn với tể tướng Vương An Thạch, sau khi ban “trát” điều Tô Đông Pha đi, ông hạ lệnh” các quan lại địa phương mà Tô Đông Pha đến làm việc là phải tạo mọi điều kiện  thuận lợi cho ông tìm hiểu đất đai, thổ nhưỡng cũng như thiên nhiên vùng đó và phải đối xử với tiên sinh Tô Đông Pha như  bậc đại khách”.

Là một người yêu thiên nhiên và biết cảm thông với nỗi thống khổ của người dân ở vùng đất khô cằn, khắc nghiệt, Tô Đông Pha thường xuyên tiếp xúc với dân, ông thỏa sức du ngoạn để tìm hiểu về con người và đất đai khắp vùng. Vì sống hòa đồng và hết sức thân thiện với mọi người nên ông đi đến đâu cũng được từ quan đến dân đón tiếp chân thành và nồng thắm. 
Có một lần đến thăm một làng quê nọ Tô Đông Pha bỗng nghe thấy tiếng chim lạ hót véo von, tiếng hót rất trong lại vang vọng vào núi đá. Nhà thơ hỏi đấy là loại chim gì mà hót hay như vậy? Những người dân địa phương trả lời: Đấy là tiếng hót của chim Minh Nguyệt.  
Có một lần khác khi đi thăm một vườn trồng hoa, thấy mọi người đang bắt sâu, đó là một loại sâu lạ nằm giữa bông hoa để ăn nhụy. Ông hỏi đó là sâu gì thế ? Những người nông dân trả lời: Đó là sâu Hoàng Khuyển. Thì ra trên thực tế có cả loại chim Minh Nguyệt và loài sâu Hoàng Khuyển thật. Vì tự cao không hiểu hết ý và  tự sửa bài thơ của Vương An Thạch, làm sai nội dung và tứ thơ hay của bài thơ ! 
Thời gian trôi đi, khi mùa đông phương Bắc lạnh lẽo tràn về, Tô Đông Pha ngồi trong nhà nhìn ra ngoài  thấy tuyết trắng xóa bay đầy trời và ở dưới vườn nhà những cánh hoa cúc bị tuyết bám vào rụng rơi lả tả. Nhà thơ lại giật  mình lần nữa và không tránh được tiếng thở dài, thì ra có hoa cúc rụng thật. Chỉ có điều là nó rụng trong hoàn cảnh và môi trường như thế nào mà thôi. 
Ông ngồi suy nghĩ và hồi tưởng lại những sự việc đã diễn ra trong thời gian vừa qua, thấy rõ sự hiểu biết quá cạn cợt của mình, nghĩ việc mình được bổ nhiệm làm quan nơi xa xôi, được tiếp xúc, du ngoạn và được đón tiếp thịnh tình lại có thêm nhiều hiểu biết và những vốn sống phong phú ở một vùng thiên nhiên kỳ thú nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt này. Tô Đông Pha bỗng nhận ra bạn mình  Vương An Thạch, quan Tể tướng – Nhà văn không phải là người tầm thường, không phải  trả thù hay “ đầy” mình lên biên cương mà chính là quan tâm tạo điều kiện cho mình đi “ thực tế” để có thêm vốn sống và kiến thức  từ trong dân gian.  

Vừa thấm thía, vừa biết ơn cộng với sự cảm phục, nhà thơ Tô Đông Pha liền ngồi viết thư tạ lỗi với tể tướng Vương An Thạch. (ST)

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Cái bình nước

Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.
Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.
Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên:
Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ  nước đầy lại vào chiếc bình này.
Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. 
Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.
Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn?
Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không……
Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả!Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. 
Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống. Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình:
Hãy làm theo chỉ dẫn.
Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Điều kỳ diệu




Sức mạnh con người là điều chi .
Chẳng phải gươm đao, súng đạn gì .
Nhưng là yêu thương và gắn kết .
Vượt qua được hết cảnh lâm nguy .
Chuyện cảm động về cặp song sinh 1 trai 1 gái. Trong khi bé trai khỏe mạnh, bé gái lại rất yếu và nguy kịch buộc lòng bác sỹ phải để hai bé nằm trong 2 lồng kính riêng. Nhưng một hôm, cô y tá phá lệ đặt 2 bé nằm cạnh nhau. Bất ngờ cậu anh trai giang tay ôm lấy em gái mình trong nhiều giờ đồng hồ. Kỳ diệu hơn là nhịp tim cô bé cũng bắt đầu đập bình thường, sức khỏe dần hồi phục và thoát khỏi bàn tay tử thần.
Ðôi khi sức mạnh kỳ diệu không ở đâu xa, mà chỉ đơn giản là một vòng tay ấm áp từ những người thân yêu bạn nhỉ!?

 Ðó chính là "Ðiều Kỳ Diệu"  (sưu tầm)

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Mẹ anh...phiền thật!



(Nhân mùa VU LAN 2013, xin gởi đến tất cả những ai còn hay đã không còn MẸ)

- Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.
- Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.
Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế.
Về nhà, cô ngồi trên ghế sô-pha, nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.
- Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
- Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.
- Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
- Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.
Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
- Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
- Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
- Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?
Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đạp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…
- Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
- Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?
” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
- Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
- Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.
- Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.
"Anh" , cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, "em xin lỗi" , anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
"Choang"- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
- Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.
- Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.
"Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?”
(sưu tầm)

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Vu Lan lại nhớ mẹ nhiều hơn


Năm mươi năm, mẹ sống một mình trong khu vườn ấy. Vườn rộng bảy sào Trung bộ của bà nội để lại  với dăm cây mít, vài cây ổi, mứt, chay, mừng quân, khế.. xung quanh bao bọc bởi rồn tre, sát rồn tre là thơm mọc dày đặc.
Làng cách thành phố hơn chục cây số thuộc vùng đất thời đó còn xem là khỉ ho, cò gáy. Năm mươi năm, mẹ đã cần mẫn trồng trọt, chăm bón quanh quẩn trong khu vườn, chắt chiu từng đồng để gửi ra thành phố nuôi con. Mùa nào thức ấy, mẹ trồng khoai, mè, sắn trong khoảng đất còn trống. Lúc rỗi, mẹ vào độn chặt cây chổi, đào gốc làm củi...gánh bộ sang chợ Hương Cần cách làng khoảng năm cây số để bán. Sau vụ lúa, mẹ xuống đồng lượm từng nhánh lúa rơi sót, đào mót từng củ khoai mà chủ ruộng bỏ lại. Thời gian chính vẫn là chăm sóc khu vườn. Mẹ trồng vài chục cây chè, vài cây ổi sẻ, dăm cây cau, ít cây chuối. Dưới gốc cau là đám trầu xanh tốt. Nhà thì là nhà tranh vách đất. Tre, tranh có sẵn trong vườn. Mẹ đốn tre, ngâm nước mương để dành làm kèo cột. Tranh thì cứ cắt rồi phơi phóng, chất vào chái nhà. Lúc rảnh, mẹ chẻ hom ngồi đan thành từng tấm, xếp lại để dành lợp nhà, ai hỏi mua cũng bán, ai thiếu đến xin mẹ cũng cho.
Thời gian chiến tranh cấp tập đến làng, mẹ đành phiêu bạt khắp nơi lánh nạn với con nhưng vẫn cứ đau đáu tiếc hàng cau, buồng chuối. Ngày hòa bình trở lại, mẹ quay về chốn cũ. Khu vườn sau chiến tranh tuy vẫn còn cây cối nhưng đã xơ xác một phần vì bom đạn, một phần vì thiếu tay người chăm sóc. Cũng chỉ một mình, mẹ phát quang, dọn dẹp... chặt tre, cắt tranh dựng lại ngôi nhà với sự giúp sức duy nhất của một người anh họ sau chiến tranh lành lặn mới trở về.
Mẹ trồng lại hàng cau trước nhà, vài dây trầu, khoảng chục bụi chè xanh. Thế là có đủ cho nhu cầu của mẹ. Hàng mít cổ thụ vẫn cho trái. Chiều chiều mẹ mang ra chợ cùng với vài trái ổi, mụt măng, đôi cái bắp chuối, vài trái thơm đổi lấy gạo, cá về ..ăn một mình cả tuần chưa hết. Và cũng chỉ ăn để làm, mọi nhu cầu khác của mẹ hầu như không có.Trong nhà, mẹ làm chuồng nuôi một con heo mọi, thả trong vườn vài con gà  và thêm một con chó nhỏ bầu bạn.
 Mỗi năm, chị em tôi chia nhau về một lần, sắm cho mẹ được vài thứ rồi lại đi để lại nỗi cô đơn cho mẹ. Cho đến một ngày .......
Năm mẹ tuổi tám mươi, mẹ yếu sức, bệnh nặng. Hai đứa con bàn nhau chuyển mẹ đi thành phố trị bệnh mặc dù chỉ là bệnh già và suy kiệt do lam lũ, thiếu vắng bóng con chăm sóc. Có lẽ bà mẹ quê nào cũng vậy, dù cho con đã bao lần năn nỉ mẹ rời bỏ khu vườn để về cùng con nhưng mẹ chẳng ưng, cứ nằng nặc ở lại giữ vườn. Và lần cuối cùng này, mẹ không còn sức để phản ứng.
Chị mướn xe đưa thẳng mẹ về thành phố biển, nơi chị và mấy đứa cháu ngọai sinh sống, làm  ăn lâu nay để tiện chăm sóc, thuốc thang. Mẹ hồi phục nhanh chóng, như cánh đồng khô hạn lâu ngày gặp nước. Và không lâu sau lại quay quắt đòi về quê. Chị bối rối, không biết làm cách nào bèn cầu cứu em. Chị nói dối mẹ là về ở chơi với em một thời gian rồi về quê, mẹ bằng lòng.
Thằng em sắp xếp đưa mẹ về sống cùng mặc dù có những khó khăn. Không phải về vật chất, nhưng chỉ sợ mẹ buồn vì phải đối diện với những “hạt sạn” trong  sinh hoạt thường ngày. Cả nhà đi làm, mấy đứa cháu đi học, mẹ thui thủi một mình ở nhà. Chẳng có vườn, chẳng có cây, chẳng có hàng xóm láng giềng gần gũi, mẹ cứ ngồi tựa cửa trông con mỗi sáng, mỗi chiều. Chỉ còn đứa cháu nội út ở nhà, thương bà nên tận tình chăm sóc. Ngoài giờ học là quấn quít bên bà, hỏi han, nói chuyện để bà vui.
Tuổi già lại thích có tiền để đếm. Thằng con biết ý mẹ, vài ba ngày lại đưa cho mẹ một mớ tiền nhỏ để mẹ đếm. Đếm xong, mẹ xếp cẩn thận, bỏ vào ba lớp túi áo bà ba. Lâu lâu, lôi ra đếm hoặc cho thằng cháu út vài tờ...và dần dần mẹ quên đi chuyện về quê. Mọi chuyện ở quê chị đã về sắp xếp chu tất. Chị mướn người giữ vườn, cho hàng xóm tất cả đồ đạc mẹ cất giữ bấy lâu vì chẳng còn gì đáng giá để mang đi. Thằng em lại nói dối mẹ, lâu lâu đưa cho mẹ vài trăm nói là người ta bán cây trái trong vườn mới gửi tiền vào, vậy là mẹ yên tâm ở lại.
Vào mùa Vu Lan, các anh chị em Phật tử lại đến chúc thọ mẹ, mẹ chỉ biết chắp ta A-Di-Đà Phật và cám ơn chứ chẳng biết nói gì. Tưởng là cuộc sống của mẹ cứ thế bình yên qua đi, không ngờ...
Ngọn đèn cạn dầu, mẹ yếu dần nhưng vẫn tỉnh táo, cơm ngày ba bữa không bỏ bữa nào. Thấy được sự vô thường của cuộc sống, thằng em gọi cho chị về và chuẩn bị mọi sự cho mẹ. Hai ngày cuối mẹ không ăn, mẹ chỉ nằm nhắm mắt. Hôm đó, trước khi đi hoàn tất một số việc cuối cùng, thằng em thấy nước miếng màu đen ứa ra nơi khóe miệng mẹ, xót đau vì biết ngày cuối cùng đã tới, nó nhẹ nhàng lau sạch và nhỏ vài muỗng nước, mẹ nhắp vài cái rồi ngủ, hơi thở vẫn đều.

Yên tâm, thằng em ra đi, uống vội ly cà phê sáng rồi trở về nhà. Chị đang ngồi giặt đồ cho mẹ bảo em vào xem mẹ thế nào. Như có linh cảm, nó chạy vội vào, thấy mẹ im lìm…đặt tay lên mũi, mẹ đã không còn hơi thở. Mẹ đã nhẹ nhàng ra đi, gương mặt vẫn bình yên như đang ngủ. Thế là hết, hết tất cả, không còn gì. Hai chị em khoanh tay bên giường mẹ nhìn nhau, nước mắt như đã chảy vào trong.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Cha mẹ đếm từng ngày chờ hiến mắt cứu con trai thủ khoa Đại học

Mùa Vu Lan về, đọc để thấy thời nào cha mẹ cũng là người không ai có thể thay thế được.


GiadinhNet
      Nguyễn Đình Chung từ khi ba ngày tuổi đã phải vào bệnh viện vì đôi mắt lúc thì mở được, lúc lại dính chặt vào nhau, không thể hé ra. 18 năm khó nhọc đã trôi qua cho đến khi Chung vào đại học, đối diện với thử thách còn chông gai hơn khi phải xa bố mẹ. Thương con quặn lòng, bố mẹ Chung quyết định mỗi người sẽ hiến một bên mắt để cho con đôi mắt lành lặn...
      3 ngày tuổi, cậu bé Nguyễn Đình Chung (thôn Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã phải cùng bố ra viện vì đôi mắt lúc thì mở được, lúc lại dính chặt vào nhau, không thể hé ra. 4 ngày tuổi, gia đình đôn đáo đưa Chung lên bệnh viện tỉnh. 5 ngày tuổi, người bố Nguyễn Đình Dũng đã phải đạp xe đến 30 cây số để đưa con ra Viện mắt Trung ương khám. 6 ngày tuổi cậu bé sơ sinh đã phải nhịn bú mẹ để bác sĩ ở viện mắt có thể tiến hành các xét nghiệm... Nhận được kết quả “Một bên mắt bị viêm màng bồ đào phôi thai, hòa dịch kinh không chữa trị được, bên mắt còn lại chỉ có thị lực 1/10”, đất trời như sụp đổ dưới chân anh Nguyễn Đình Dũng... Thoáng chống, 18 năm đã trôi qua...
Trường học đi tìm sinh viên
           Ngày học sinh lớp 12 trên cả nước náo nức chuẩn bị nộp đăng ký dự thi đại học, đại diện trường Đại học Kinh Bắc đã về tận trường PTTH Tiên Du 1 làm việc, bày tỏ nguyện vọng mong muốn một số học sinh tiêu biểu của trường thi vào Đại học Kinh Bắc. Chung là học sinh đầu tiên được nhà trường gọi lên để nói chuyện với phía đại diện Kinh Bắc. Chỉ sau một thời gian ngắn, Chung nộp đăng ký dự thi vào trường, Đại học Kinh Bắc đã đưa Chung lên Hà Nội khám mắt. Kết quả cũng không có gì khả quan. Mẹ Chung, chị Nguyễn Thị Khánh cho biết: “Các bác sĩ bảo căn bệnh bẩm sinh này không thể chữa được. Nếu để nguyên thì cháu còn có thể nhìn thấy được, nếu động dao kéo vào, nguy cơ cháu bị mù luôn là rất cao”. Chị Khánh tâm sự: “Tôi cứ đứng trân người nghe kết luận bác sĩ như thế không biết bao lâu. Cũng may, ông bà chủ đầu tư của trường Đại học Kinh Bắc rất tốt, họ bảo với tôi cứ yên tâm, họ sẽ "còn nước còn tát", cố gắng tìm mọi cách mang lại cho Chung nguồn ánh sáng để Chung có thể thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình”. 
            Chị Nguyễn Thị Khánh bày tỏ: “Chúng tôi ít học nên không hiểu biết gì về căn bệnh của cháu, chỉ biết cố gắng khám xét, chạy chữa cho con từ thưở còn đỏ hỏn. Ngày ấy, các bác sĩ chỉ bảo chờ đợi cho y học tiến bộ hơn...”. Chị ngừng kể, lấy tay quệt dòng nước mắt đang chực chảy ra trên khuôn mặt khắc khổ của mình. Chờ cho cơn xúc động qua đi, chị Khánh, tâm sự tiếp: “Từ bé, Chung đã được các bạn cùng lớp quý mến, không rủ được Chung đi chơi, ngày nào bạn bè cũng đến nhà chơi, khi thì đá bóng, lúc thì cầu lông nhưng Chung cũng không tham gia được trò nào. Thấy con ngồi trên thềm nhà nhìn các bạn chơi đùa, gương mặt đăm chiêu mà tôi thấy như có muối xát vào lòng...”.
             Bố Chung, anh Nguyễn Đình Dũng cũng chia sẻ: “Thấy con thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa, chúng tôi cũng đau lắm, chỉ còn biết động viên con cố gắng hòa đồng với các bạn rồi mọi người sẽ yêu quý, con sẽ không bị lạc lõng trong cuộc sống này. Chung có vẻ cũng hiểu nhưng vì luôn tự ti nên nó cũng không thực sự cởi mở, rất ít nói. Bây giờ thành chàng trai 18 tuổi rồi, nếu cứ tự ti như thế, tôi sợ cuộc sống của Chung sẽ rất khó khăn...”, anh Dũng ngập ngừng. 18 năm khó nhọc đã trôi qua, nhưng bây giờ, sẽ là một thời kỳ khó khăn hơn nữa với con trai anh, đứa con chưa bao giờ phải ra khỏi nhà một mình. Bây giờ mới là lúc, Chung thực sự bước vào một thử thách lớn: Đi học đại học xa nhà, bạn bè từ khắp mọi nơi rồi chuyện bạn trai, bạn gái tất yếu sẽ đến như dòng chảy của cuộc sống vốn vậy...

Mong mỏi được hiến mắt cho con

Cách đây 8 tháng, trong một lần ngồi nói chuyện với con ngoài hiên nhà, chị Khánh buột miệng: “Ước gì mẹ có thể cho Chung đôi mắt sáng của mình”. Nói là làm, chị bàn với anh Dũng chuyện hiến mắt cho con. Lúc này, anh Dũng cũng mới giật mình tại sao không nghĩ đến giải pháp này sớm hơn. Hai vợ chồng quyết định, mỗi người sẽ hiến một bên mắt để cho con đôi mắt lành lặn.

Họ mang câu chuyện nói với Chung, ban đầu Chung giãy nảy lên bảo: “Sao bố mẹ lại có ý định ấy (?). Những người hiến những bộ phận cơ thể như thế thường là những người không còn khả năng giữ được mạng sống. Bố mẹ còn trẻ, còn khỏe, còn phải nuôi em con nữa mà (Chung còn một cô em gái mới 4 tuổi – PV). Con không đồng ý đâu”. Phản ứng mạnh như vậy rồi Chung đứng dậy lên phòng mình nằm, bố mẹ gọi thế nào cũng không xuống.
             Chị Khánh kể: “Tôi lên phòng, lẳng lặng ngồi xuống giường nó và bảo với con rằng bố mẹ mất một mắt vẫn còn có thể đi làm, vẫn có thể nuôi em con, vẫn ra đường đi chơi cùng mọi người được. Tương lai con còn dài, bố mẹ không thể đi mãi cùng con được, con phải có đôi mắt sáng, sau này còn chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già chứ. Nghe tôi nói thế, nó im lặng một hồi rồi mới rụt rè bảo: “Con sợ làm khổ bố mẹ. Con sống 18 năm nay quen rồi, bố mẹ chưa biết cuộc sống không có ánh sáng khổ như thế nào đâu”.
               Kể đến đây, chị quay ra hỏi: “Cô có biết nghe con nói vậy, tôi đau lòng đến thế nào không? 18 năm qua là chừng ấy thời gian cả nhà cùng phải gồng lên để sống và chăm sóc Chung, không có lúc nào rỗi rãi mà ngồi tâm sự với nhau. Chung ít nói nên nó cũng chưa bao giờ tỏ ra than thân trách phận, thế mà hôm đó, lần đầu tiên nó nói đến sự khổ sở của người không thấy ánh sáng. Nước mắt tôi cứ tuôn ra như chưa bao giờ được khóc...”. Chị phải trấn an Chung rằng: “Bố mẹ còn một mắt để nhìn, vẫn thấy cuộc sống như bây giờ chứ có phải không nhìn thấy gì đâu. Con đừng suy nghĩ gì, cứ vui vẻ đón nhận, sau này hiếu thảo với bố mẹ là được rồi”. Nghe mẹ nói vậy, Chung im lặng. Một lúc sau, cậu mới nói, giọng rất nhỏ: “Nếu được sáng mắt thì tốt quá. Con hứa sẽ thật ngoan, học thật giỏi, làm thật tốt...”.
            Chuẩn bị xong tâm lý cho Chung, chị Khánh và chồng bắt tay vào viết lá đơn xin tình nguyện hiến mắt cho con. Nhưng ở chốn quê mùa, không biết phải đưa lá đơn đi đâu, trình bày với cơ quan, tổ chức nào nên bây giờ, nguyện vọng ấy vẫn chỉ là nguyện vọng... Chị Khánh tâm sự: “Cuộc sống gia đình khó khăn nên cả hai vợ chồng tôi đều mải miết mưu sinh nhưng trong suy nghĩ mỗi ngày, chúng tôi luôn mong muốn có thể san sẻ một phần ánh sáng của mình sang cho con”.
             Chị Khánh bày tỏ tha thiết: “Vợ chồng chúng tôi đã đồng lòng và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho con một con mắt của mình. Thậm chí, nhiều lần cả hai đã thử tự bịt một mắt của mình lại để xem có bất tiện gì không... Bây giờ, tâm nguyện lớn nhất của tôi là mong có một tổ chức nào đấy tư vấn cho chúng tôi phải làm thế nào, phải bắt đầu từ đâu để chúng tôi có thể mang lại nguồn ánh sáng cho con trai mình”. Anh Nguyễn Đình Dũng, người đàn ông hiền lành ngồi bên bàn nước thi thoảng lại nhìn sang Chung đầy trìu mến. Có lẽ, người đàn ông luôn rất khó để thể hiện cảm xúc của mình, dù rất thương con. Anh tâm sự: “Vợ chồng tôi cũng đã lường hết mọi khó khăn khi quyết định cho con nguồn ánh sáng của mình. Bây giờ chỉ chờ mong một đoàn chuyên gia nào đấy biết đến câu chuyện này”...
              Rời ngôi nhà giữa buổi trưa nóng nực, câu chuyện về Chung và tình yêu thương bao la của bố mẹ cậu cứ ám ảnh chúng tôi không ngừng. Người viết bài này cứ nhớ mãi mong muốn của anh chị Dũng – Khánh. Hy vọng, cơ hội sẽ đến để hai người thực hiện ước mơ hiến tặng ý nghĩa này, như một cách mở cách cửa tương lai cho chàng trai học giỏi, đầy nghị lực nhưng 18 năm đã phải chịu quá nhiều đau khổ, bất hạnh.      

                                                                                                    Bảo Phúc

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Truyện ngắn ...hay (tt)

Đợi
“Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng mạn quá mẹ nhỉ! ” Nó cười tít mắt, tưởng tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩn lên nhìn bà, mắt mẹ thoáng buồn, nó chẳng hiểu vì đâu…
Sau đó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi ngoài ngõ đợi.
Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông “Ông không về đâu, ông chết rồi! ” Nó hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.
Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ xa.
Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn…
Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước hiên nhà, đợi bà ngang qua…

Nó (Quỳnh Châu)
Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ - Và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm.
Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái dỗ dành : "Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín.
Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo :"Mẹ có đi đâu!Mẹ ở đây mà!" rồi lấy tay đặt lên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.

Cha tôi (Nguyễn Minh Hiếu)
Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngòai 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.
Tôi tìm đến bệnh viện, quyết định cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc là mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói : "Ba sợ các con còn giận mẹ...".

Ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng -DIỆU AN
Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.

Vòng cẩm thạch (Jang My)
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm mọi cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường...Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiệc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía , cười :
- Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

Cần thiết (T.T)
Ngày cô theo gia đình định cư ở nước ngoài, Thầy buồn nhiều vì cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nhiều năm trôi qua, Thầy vẫn ngày hai buổi ăn cơm tiệm, một mình một bóng đi về. Đã bao lần cô gợi ý đón Thầy sang, nhưng Thầy nhất quyết từ chối. Cuộc đời thầy gắn bó với trường lớp đã bao năm, làm sao nỡ dứt bỏ.
Một lần gọi điện thoại về thăm, cô dè dặt hỏi : "Anh có cần gì cứ nói, em sẽ gởi về liền". Cười buồn, Thầy ôn tồn đáp : "Anh chỉ cần em".

Xót xa
Tần tảo dành dụm những đồng tiền lẻ từ mớ rau, củ khoai, con cá con tôm bắt được để gởi lên cho chị Hai ăn học. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:
- Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?
Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
- Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!
Nói xong, chị Hai đứng dậy, nhanh chân bước lên nhà trên.
Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:
- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!